Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Cách phòng chống viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai

bà bầu bị viêm nhiễm phụ khoa mang thai, nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng và lây sang thai nhi dẫn tới tử vong thai. Chính vì thế việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai rất cần thiết.

Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai
Do nội tiết tố thay đổi: Lượng nội tiết tố tăng cao khi mang thai làm lượng khí hư cũng tăng theo, độ pH trong âm đạo cũng thay đổi, đồng thời chức năng thận giảm xuống, lượng đường trong nước tiểu tăng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh như: cadida, nấm chlamydia... dẫn tới dễ bị viêm nhiễm âm đạo.

- Thay đổi lượng axit, đường trong cơ thể: Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo khi mang thai cũng có thể bắt nguồn từ việc lượng đường hoặc axit trong cơ thể bị thay đổi.

- Thay đổi độ pH trong âm đạo: Phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi các nội tiết trong cơ thể, dẫn tới thay đổi pH trong âm đạo, do đó rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo

>>> Xem thêm: cách phòng chống viêm nhiễm phụ khoa

Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai
Do các ảnh hưởng, tác hại tới sức khỏe của thai nhi và người mẹ, việc điều trị viêm âm đạo trước khi sinh là cần thiết:

Để điều trị viêm âm đạo khi mang thai, các bà mẹ sẽ được chỉ định dùng các loại kháng sinh an toàn, sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Chú ý khi dùng thuốc, phải dùng đúng, đủ liều ngay cả khi không còn các dấu hiệu, triệu trứng của bệnh để tránh việc tái phát, do khi sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn (cả có lợi và có hại). Tùy theo nhu cầu, của chị em mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đặt hoặc dung dịch vệ sinh âm đạo.

>>> Mách nhỏ: Cách điều trị viêm phụ khoa

Lưu ý, nếu mắc viêm âm đạo khi mang thai, bạn đọc nên khám bác sĩ, để được điều trị, tránh việc tự điều trị ở nhà. Thông thường lúc mang thai chỉ điều trị bệnh nhằm mục đích ổn định tình hình, chỉ điều trị dứt điểm được sau khi sinh và thôi cho con bú.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét